Elearning

Mới đây, tôi được Trường trung học Vinschool góc bẹt

【góc bẹt】Học lịch sử qua tọa đàm

Mới đây,ọclịchsửquatọađàgóc bẹt tôi được Trường trung học Vinschool (TP.HCM) mời tham dự một buổi tọa đàm đặc biệt về lịch sử chiến tranh Việt Nam, với chủ đề "Những tiếng nói từ chiến trường". 

Tôi là một trong 2 diễn giả, cùng với đạo diễn phim tài liệu Xuân Phượng năm nay đã ngoài 90 tuổi, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Khán giả là các học sinh THCS và THPT, một lứa tuổi còn quá trẻ và dĩ nhiên chưa hề biết chiến tranh.

Cuộc tọa đàm này có thể được xem như là một bài học nhỏ về lịch sử. Diễn giả kể về những mất mát hy sinh, suy nghĩ và cảm xúc của người tình nguyện tham gia cuộc chiến, cùng trải nghiệm mà các tình huống trong chiến tranh mang lại cho nhà báo, đạo diễn, nhà thơ.

Ban đầu, tôi nghĩ rằng, trong thời hòa bình, học sinh còn bao nhiêu chuyện phải học, các em sẽ hưởng ứng và quan tâm đến những câu chuyện về chiến tranh của chúng tôi không?

Điều ngạc nhiên là học sinh đặc biệt quan tâm đề tài chiến tranh. Các em đã đặt nhiều câu hỏi, bày tỏ cảm xúc với diễn giả và đọc thơ của diễn giả như một sự đồng cảm. 

Những câu chuyện làm phim tài liệu trong chiến tranh chống Mỹ của nữ đạo diễn Xuân Phượng giúp học sinh hình dung được tinh thần hy sinh dấn thân của những người làm phim, chấp nhận cả cái chết để thực hiện những cảnh quay vô cùng nguy hiểm. 

Học lịch sử qua tọa đàm - Ảnh 1.

Đạo diễn lão thành Xuân Phượng (thứ 2 từ bên trái) và nhà thơ Thanh Thảo (thứ 2 từ bên phải)

NVCC

Trong suốt hơn 3 giờ tọa đàm, học sinh đã sống lại cùng ký ức của hai nghệ sĩ và nhà thơ cao tuổi. 

Hai diễn giả chúng tôi như quên mình đã tuổi cao, sức yếu, cùng hào hứng hòa vào sự tiếp nhận của những học sinh chưa tới 18 tuổi, lứa tuổi bây giờ có thể xa lạ với chiến tranh, vì khi chiến tranh kết thúc các em chưa sinh ra.

Lịch sử, nếu được kể lại một cách trung thực và nhiều xúc cảm, sẽ thu hút được những người trẻ chưa từng chứng kiến những thời kỳ lịch sử gian khổ và nhiều hy sinh mất mát.

Đạo diễn lão thành Xuân Phượng kể lại kỷ niệm về những lần đi quay phim tài liệu tại chiến trường Vĩnh Linh, những đêm ngủ dưới địa đạo Vĩnh Mốc. Những chiến sĩ quay phim chấp nhận leo lên cột cờ cao hơn 30 m để "rình" cho được một cơn gió thổi tung bay lá cờ đỏ sao vàng mà bóng cờ phủ qua sông Hiền Lương giữa mưa bom và bão đạn.

"Hơn ai hết, những người đã tham gia vào chiến tranh, chính là những người yêu hòa bình nhất, bởi họ hiểu giá trị vô giá của hòa bình", đạo diễn lão thành Xuân Phượng kết luận.

Tôi cũng tham gia kể một số cảm nhận của tôi về chiến tranh, đọc bài thơ Một người lính nói về thế hệ mình do tôi sáng tác vào năm 1973. Năm nay, bài thơ này tròn 50 tuổi. Tôi nhận thấy học sinh đồng cảm với những câu chuyện hay bài thơ của mình. Đây là một cảm giác đầy xúc động.

Một học sinh đề nghị được đọc một bài thơ. Tôi nghĩ rằng học sinh này đọc một bài thơ do em sáng tác. Nhưng tôi bất ngờ khi em đọc bài thơ Thử nói về hạnh phúccủa tôi (sáng tác năm 1972, đúng vào "Mùa hè đỏ lửa"). 

Ngày đó, khi đọc bài thơ này cho bạn bè mình ở Đài Giải phóng và Ban Tuyên huấn Trung ương Cục nghe, tôi cũng đã nhận được sự đồng cảm.

Sự đồng cảm luôn giống nhau khi nó chân thành. Trong phút chốc, những thế hệ tưởng khá xa nhau bỗng rất gần nhau. Đầy ấm áp.

Buổi tọa đàm "Những tiếng nói từ chiến trường" kết thúc trong sự xúc động của khán giả và diễn giả. Tôi nghĩ rằng học lịch sử qua những tọa đàm như thế này có thể khiến học sinh nhớ lâu hơn, yêu thích môn lịch sử hơn vì những cảm xúc mà cuộc tọa đàm mang lại.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap